Những điều cần biết về sơn dặm xe ô tô
- VAS - VietAutoStars
- Tin Tức
- Những điều cần biết về sơn dặm xe ô tô
Tin mới
-
Mẹo kéo dài tuổi thọ khăn Microfiber chăm sóc xe
Th12 5, 2023 -
Mẹo kiểm tra bề mặt sơn xe cực kỳ chính xác
Th12 5, 2023
Theo dõi Procare qua
Trong quá trình sử dụng xe chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc xuất hiện các vết trầy xước hoặc bong tróc sơn xe. Chính vì điều đó, các chủ xe thường tìm đến các dịch vụ sơn dặm xe để khắc phục những điểm này.
Hiện nay, các trung tâm chăm sóc xe thường xuyên hay quảng cáo quá mức khả năng xử lý vết xước bằng kỹ thuật sơn dặm xe ô tô. Tuy nhiên, thực tế giải pháp này chỉ giúp khắc phục được những vết xước nhẹ và đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng chuyên môn cao thì mới đảm bảo được tính thẩm mỹ cho xe. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật sơn dặm xe, cùng Procare tìm hiểu bài viết dưới đây. 1. Sơn dặm xe ô tô là gì?Sơn dặm xe là kỹ thuật sơn khá phổ biến hiện nay. Sơn dặm xe hay còn gọi là Sơn vá – kỹ thuật dùng sơn để che đi các vị trí bị trầy xước nhẹ hoặc đổi màu những bộ phận trên thân vỏ mà chủ xe mong muốn. Nhiều chủ xe lựa chọn sơn dặm xe vì tiết kiệm được chi phí và thời gian thực hiện nhanh chóng mà hiệu quả cao.
2. Nguyên nhân phải sơn dặm xeTrầy xước và bong tróc sơn xe là lý do lớn nhất để sơn dặm xe. Bề mặt sơn xe được xem là bộ mặt hoàn hảo mang lại diện mạo sáng bóng cho xe ô tô. Mặc dù sơn xe được cấu tạo từ 3 lớp sơn nhưng độ dày các lớp sơn thì mỏng, vì vậy mà lớp sơn xe dễ bị ăn mòn, tổn thương khi gặp phải các tác nhân từ môi trường. Các nguyên nhân làm trầy xước xe phổ biến: – Đá dăm: Chạy xe ở tốc độ cao và di chuyển liên tục làm cho bề mặt sơn xe thường xuyên tiếp xúc với sỏi đá, gây ra các vết xước. – Bụi bẩn: không được vệ sinh xe thường xuyên nên lâu ngày các lớp khói bụi từ môi trường sẽ bám lại tạo thành một lớp tro bám trên bề mặt sơn, ở trong các lớp tro bụi này có chứa canxi và magie, để lâu bị oxi hoá làm bong tróc sơn xe. – Xác côn trùng: trong cơ thể của một số loại côn trùng có chứa một số hàm lượng axit uric, kali cacbonat cao nên khi tiếp xúc với bề mặt sơn xe sẽ tạo ra các phản ứng hóa học gây ăn mòn, để lâu ngày xét côn trùng sẽ khô và dưới tác động lực mạnh có thể làm xước sơn xe. – Va chạm với các phương tiện khác: việc va chạm với các phương tiện khác trong quá trình di chuyển là không tránh khỏi, đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn bất ổn. Phần lớn các vết xước nặng hay nhẹ đều phụ thuộc vào mức độ va chạm khác nhau. 3. Quy trình sơn dặm xe khắc phục vết xướcQuy trình sơn dặm xe ô tô thường đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao để đảm bảo lớp sơn xe sau khi dặm sẽ được chuẩn và đều với lớp sơn cũ. Quy trình sơn dặm sơn xe trải qua các bước sau: Bước 1: Kiểm tra làm sạch các vết xướcKiểm tra và xác định các vết xước nặng hay nhẹ để phân loại và đưa ra cách xử lý tốt nhất. Nhân viên sẽ dùng khăn lau chuyên dụng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng làm sạch xung quanh vị trí bị trầy xước trước khi sơn dặm. Sau đó sẽ làm phẳng bề mặt sơn xe bằng việc đánh nhám khu vực xước để loại bỏ lớp sơn cũ. Bước 2: Sơn chống gỉSau khi đánh nhám làm sạch vết xước, kỹ thuật viên sẽ phủ lên một lớp sơn chống gỉ để chống gỉ sét và hạn chế ăn mòn từ bên trong. Sau đó sẽ dùng khăn giấy để làm sạch lại bề mặt một lần nữa. Bước 3: Phủ lớp Matit lên vị trí vết xướcKỹ thuật viên sẽ phủ một lớp Matit mỏng để lấp đầy, che phủ vị trí vết xước theo đúng quy chuẩn của ô tô sau khi bề mặt sơn xe khô hoàn toàn. Nhân viên sẽ dùng đèn để sấy khô khu vực phủ Matit và tiến hành làm nhẵn bề mặt chỗ vết xước. Giai đoạn này đòi hỏi kỷ luật viên phải có tay nghề cao và cẩn thận. Bước 4: Phủ lớp sơn lótTiếp theo kỹ thuật viên sẽ phủ lên một lớp sơn lót để tạo khả năng chống ẩm ngăn không cho Matit ăn ra ngoài. Ở bước 3 và bước 4 đòi hỏi kỹ thuật viên phải tỉ mỉ và quan sát thật kỹ để đảm bảo lớp sơn lót được sấy khô hoàn toàn, điều này giúp lớp sơn chính được bám chắc và lên màu chính xác. Bước 5: Pha màu và phun sơnPha màu là bước cực kỳ quan trọng nên cần phải nắm đúng mã code màu sơn riêng của từng dòng xe để phun sơn được chính xác nhất. Phun sơn quyết định đến 30 đến 40% chất lượng của xe, vì thế mà thao tác khi phun sơn cần phải đều tay, vuông góc, đảm bảo khoảng cách giữa súng phun và bề mặt sơn khoảng 100- 200 mm, mức độ chồng lớp đảm bảo ½ – 2/3 vệt sơn, tốc độ phun từ 900 – 1200 mm/s. Sau khi hoàn thành phun sơn sẽ phủ thêm một lớp dầu bóng và sấy khô để đảm bảo màu sơn được lên màu chuẩn xác và bền hơn. Bước 6: Đánh bóng lại vị trí vết xước đã được sơnKỹ thuật viên sẽ tiến hành đánh bóng lại bề mặt đã được phun sơn. Sau đó sẽ tiến hành phủ nano hoặc ceramic (tùy theo mục đích của khách hàng) nhằm hạn chế các tác động, tác nhân từ môi trường, kéo dài tuổi thọ sơn. Sơn dặm xe được xem là một trong những cách để khắc phục những vết trầy xước Tuy nhiên cần phải đảm bảo mùa xuân chất lượng thao tác phải đúng quy trình thì mới có được một lớp sơn dặm hoàn hảo. Dù khắc phục tình trạng trầy xước ô tô theo bất cứ cách nào thì chủ xe cũng nên bảo quản xe kỷ và đúng cách như thường xuyên rửa xe rửa xe tại nơi có mái che hoặc đánh răng tuân thủ luật giao thông để phát sinh xe luôn được bền đẹp. Bài viết liên quan: Hướng Dẫn Đánh Bóng Xe Ô Tô Bằng Cana Đơn Giản Tại NhàNhững Thắc Mắc Khi Đánh Bóng Xe Ô TôHy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn!
|