Tất tần tật thông tin chi tiết về đánh bóng màu sơn xe ô tô mà chủ xe nên lưu ý

Sơn xe ô tô là một trong những công đoạn cuối cùng quyết định đến hình thức và vẻ bề ngoài của một chiếc xe. Đánh bóng sơn xe giúp loại bỏ và khắc phục bề mặt, tăng tính thẩm mỹ và tăng độ  bền cho lớp sơn xe. Trong quá trình sử dụng với những tác động của môi trường mà lớp sơn xe sẽ bị ảnh hưởng, muốn bảo vệ tốt màu sơn xe ô tô thì cần thực hiện đúng thao tác và quy trình. Cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm những thông tin về đánh bóng sơn xe ô tô mà chủ xe nên lưu ý.

1. Những lỗi thường gặp trên bề mặt sơn xe ô tô

Là bộ mặt của xe ô tô và thường xuyên chịu tác động vật lý từ các tác nhân bên ngoài như thời tiết, hóa chất, nhiệt độ,… mà lớp sơn xe sẽ xuất hiện những khuyết điểm, cụ thể:

–        Vết trầy xước xuất hiện khi có va chạm với các vật có góc cạnh sắc nhọn cứng.

–        Các Đốm nước, đốm ăn mòn: khi xe chạy dưới mưa hoặc rửa xe bằng nước bẩn thì các tạp chất có trong nước sẽ đọng và khô lại sẽ hình thành nên các đốm nước trên bề mặt. Về lâu dài phần axit trong tạp chất này sẽ khiến lớp sơn bị hư hại nặng.

–        Vệt sơn bị chảy: Khi sử dụng các chất tẩy khử không đúng khiến cho áp suất không khí không đủ, quá trình bay hơi chậm tạo nên những vệt sơn dài bị chảy và khô cứng.

–        Bong tróc sơn: nguyên nhân từ việc quá trình sơn thực hiện không đúng kỹ thuật khiến cho bề mặt sơn khi sơn lên xe chưa đạt đủ độ dày yêu cầu.

–        Vết mắt cá: tình trạng này xuất hiện khi sơn xe bị nhiễm nước bẩn, mở hoặc dầu.

–        Vết sần vỏ cam: do quá trình đánh bóng sơn xe thực hiện sai kỹ thuật dẫn đến xuất hiện các vết sần nhỏ trên bề mặt sơn xe có hình dáng giống vỏ cam.

 

2. Khi nào cần đánh bóng màu sơn xe ô tô?

Sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của các yếu tố môi trường, tác động vật lý hoặc quá trình oxi hóa khiến cho lớp sơn xe xuất hiện các vết trầy xước, bong tróc, xỉn màu,.. làm xe giảm đi giá trị và mất thẩm mỹ.

Để khắc phục được các tình trạng này trên bề mặt thì đánh bóng sơn xe là giải pháp để loại bỏ những khuyết điểm trên. Vì thế chủ xe nên thường xuyên mang xe đi chăm sóc định kỳ.

Trên thực tế , việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến bề mặt sơn và theo các chuyên gia thì chủ xe nên là thực hiện đánh bóng định kỳ 12 tháng/lần.

 

3. Quy trình đánh bóng sơn xe ô tô cơ bản

Quy trình đánh bóng sơn xe ô tô gồm nhiều bước, thực hiện với mục đích làm phẳng bề mặt sơn một cách hoàn mỹ, loại bỏ đi các vết xước và đem lại vẻ sáng bóng như mới cho xe. Các bước thực hiện đánh bóng sơn xe ô tô tiêu chuẩn bao gồm:

 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

–        Máy đánh bóng

–        Phớt lông cừu

–        Sáp đánh bóng

–        Đất sét chuyên dụng

–        Đèn kiểm tra vết xước

–        Khăn chuyên dụng

Bước 2: Rửa xe

Việc kiểm tra và làm sạch bề mặt sơn xe, đặc biệt là ở các vị trí có vết xước là cần thiết. Nếu không rửa sạch, bụi bẩn bám vào bên trong sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý, đặc biệt là các mạt kim loại hoặc vệt sơn. Sau khi rửa xe thì tiến hành lâu khô bề mặt.

Bước 3: Loại bỏ các vết trầy xước trên bề mặt

Sử dụng phớt đánh bóng để loại bỏ các vết cắt nặng, trầy xước và oxy hóa từ hầu hết các công đoạn sơn. Sau đó tiến hành rửa lại xe và dùng máy sấy để làm khô bề mặt, đặc biệt là ở vị trí cần đánh bóng.

Bước 4: Sử dụng sáp để đánh bóng xe

Sử dụng sáp để đánh bóng xe giúp che phủ đi các khuyết điểm còn lại, tạo nên một lớp bóng mỏng có thể nhìn được bằng mắt thường khi khô. Ngoài ra có thể tham khảo dung dịch đánh bóng chuyên dụng.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện

Sau khi lớp sáp đã khô thì cần kiểm tra và làm sạch các khu vực khác như cửa sổ, nội thất xe,.. bằng khăn lau chuyên dụng để đảm bảo không có sáp sót lại. Sau đó phủ lên một lớp bảo dưỡng sơn xe. Di chuyển xe ra khu vực có ánh mặt trời hoặc dùng đèn kiểm tra vết xước để kiểm tra. Cuối cùng phủ nano hoặc ceramic để bảo vệ và duy trì độ bóng cho bề mặt sơn.

 

4. Những lưu ý khi đánh bóng màu sơn xe ô tô

Kỹ thuật đánh bóng sơn xe là một kỹ thuật đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao và phải có trình độ chuyên môn nhất định. Một sơ suất nhỏ có thể sẽ làm hư hại lớp sơn hoặc phải sơn lại toàn bộ bề mặt sơn xe. Để giúp cho việc đánh bóng màu sơn ô tô đạt hiệu quả như mong muốn thì cần lưu ý:

–        Sử dụng đất sét chuyên dụng để loại bỏ các bụi bẩn hoặc mạt kim loại trên bề mặt sơn xe một cách hiệu quả.

–        Phụ thuộc vào mức độ trầy xước nặng hay nhẹ mà lựa chọn phớt đánh bóng phù hợp

–        Hạn chế sử dụng lực đè mạnh khi đánh bóng

–        Cần cảm nhận độ ấm của bề mặt trong quá trình đánh bóng nhằm đạt hiệu quả cao sau khi hoàn tất

–        Nên sử dụng phớt đánh bóng và khăn lau chuyên dụng cho từng bước hạn chế việc ảnh hưởng đến lớp sơn

–        Không nên sử dụng cana khi đánh bóng

–        Sau khi hoàn tất cần phủ thêm sơn dưỡng, phủ ceramic để bảo vệ và tạo độ sáng bóng

–        Không nên tự đánh bóng khi không có đầy đủ dụng cụ và kỹ thuật chuyên môn.

 

Nhìn chung để đảm bảo lớp sơn xe luôn được sáng bóng và khắc phục được các vấn đề, kéo dài tuổi thọ lớp sơn xe thì chủ xe nên chú ý thường xuyên chăm sóc xe định kỳ nhằm mục đích phát hiện ra các lỗi để kịp thời xử lý. Nếu như bạn không có kinh nghiệm trong đánh bóng sơn xe thì nên tham khảo và tư vấn các trung tâm chăm sóc và bảo dưỡng uy tín.

Bài viết liên quan:

Hiệu Chỉnh Sơn Xe Là Gì? Quy Trình Hiệu Chỉnh Sơn Xe Chuẩn Nhất 2023
Mẹo Bảo Vệ Nội Thất Luôn Như Mới Mà Ai Cũng Có Thể Áp Dụng

Để trải nghiệm dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp cùng với sự tư vấn tận tình, hãy đặt lịch trải nghiệm dịch vụ đánh bóng sơn xe tại Procare ngay hôm nay.

–        Gọi hotline: 0938 00 29 29 để nhận thêm thông tin dịch vụ chi tiết và các chương trình ưu đãi hiện hành.

–        Ghé showroom: 167/2 Bờ Bao Tân Thắng, quận Tân Phú, TP.HCM

Theo dõi ProCare thông qua:
Share on facebook
Facebook
Feed back khách hàng
đội ngũ
Theo dõi ProCare qua:
Nhận thông báo hàng tuần
Đăng ký theo dõi ProCare để cập nhật những tin tức mới nhất và những kinh nghiệm hữu ích.

Subscribe to get 15% discount