Cách nhận biết bugi ô tô bị hư hỏng và lưu ý khi thay mới

Bugi đóng vai trò đánh lửa giúp đốt cháy nhiên liệu để khởi động cơ xe ô tô. Nếu bugi bị hỏng sẽ làm giảm đi hiệu suất làm việc, xe không thể sử dụng được. Nếu xe của bạn đang gặp phải các vấn đề sau thì chứng tỏ bugi ô tô đang bị hỏng và dưới đây là các cách khắc phục khi phát hiện bugi bị hỏng. Cùng xem qua bài viết để có thể “bắt bệnh” bugi và xử lý kịp thời.

1. Cấu tạo của bugi

Bugi xe ô tô có cấu tạo gồm 4 phần chính là: lõi đồng, đầu nối, đầu điện cực và vỏ sứ.

Bugi được chế tạo từ vật liệu chịu được nhiệt và áp suất cao nên có thể chịu được áp suất nén lên đến 50kg/cm2 và 2500 độ C.

2. Các loại bugi ô tô

Dựa vào khả năng tản nhiệt mà bugi ô tô được chia thành 2 loại: bugi lạnh và bugi nóng.

–        Bugi nóng: tản nhiệt nhảnh, thường sử dụng cho các động cơ di chuyển quãng đường ngắn, tốc độ thấp.

–        Bugi lạnh: hấp thụ nhiệt nhanh nên thường sử dụng cho các động cơ di chuyển quãng đường dài, tốc độ cao.

3. Các dấu hiệu cho thấy bugi bị hư hỏng

Dưới đây là các dấu hiệu dễ dàng nhận biết là bugi đang bị hỏng:

–        Nhiên liệu bị tiêu hao bất thường: khi bugi hỏng làm cho việc hiệu suất đốt cháy nhiên liệu diễn ra lâu hơn và tiêu hao nhiều đến 30%.

–        Động cơ máy không nổ do bugi bị bám bẩn hoặc hơi nước đọng trong xi lanh là nguyên nhân khiến bugi tốn nhiều thời gian để đánh lửa, đốt cháy nhiên liệu.

–        Hiệu suất làm việc của bugi kém khiến cho xe ô tô bị ì máy, đứng máy.

–        Bugi hỏng hoặc mòn làm cho xe khởi động chậm, không tăng tốc nhanh, động cơ xe nổ không đều hoặc thậm chí bị giật khi đang di chuyển.

–        Bugi có màu đen và dính nhớt, cho thấy dầu nhớt bị rỉ bám vào xi lanh, bugi không đánh lửa được.

4. Hướng dẫn thay mới bugi

Sau khi kiểm tra và phát hiện được dấu hiệu hư hỏng ở bugi thì chủ xe bắt đầu tiến hành thay mới bugi.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

–        Thanh nối dài

–        Dụng cụ hỗ trợ mở bugi: đầu tuýp và cần mở bugi

–        Thước lá

Bước 2: Tháo rời bugi cũ

Việc thực hiện tháo và thay mới bugi khi động cơ xe đã nguội hoàn toàn.

Xác định vị trí của bugi, sau đó sử dụng đầu tuýp gắn vào thanh nối dài và sử dụng cần mở tuýp nới lỏng, lấy bugi ra khỏi động cơ.

Dùng thước lá kiểm tra khe hở bugi. Kích thước khe hở đạt chuẩn nằm trong mức 0,7 -1,5mm là đạt chuẩn.

Bước 3: Lắp bugi mới thay thế bugi cũ

Sử dụng súng xì khô làm sạch toàn bộ khu vực lắp bugi để đảm bảo không bị bám bẩn, hơi nước.

Kiểm tra và lắp lại dây cao áp đúng vị trí, sau đó siết bugi mới lại. Nên siết bugi bằng tay với lực vừa phải tránh làm hỏng ren động cơ.

5. Những lưu ý khi thay mới bugi

–        Để hạn chế việc bị bào mòn bugi thì nên sử dụng dầu, mỡ cách điện bôi lên phần ren và đuôi bugi để việc tháo bugi sau này được dễ dàng.

–        Thay mới bugi định kỳ sau khi xe đi được khoảng gần 40.000km.

–        Không nên tháo bugi khi động cơ còn đang nóng.

–        Nên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ khu vực lắp bugi, hạn chế việc bugi bị hao mòn và nhanh hư hỏng.

Bugi là bộ phận quan trọng trong động cơ xe ô tô. Do đó, khi phát hiện bugi có dấu hiệu hư hỏng, người sử dụng nên lưu ý khắc phục, thay mới bugi để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của xe ô tô.

Trường hợp chủ xe không có thời gian để kiểm tra và chăm sóc xe định kỳ, tốt nhất nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để tiến hành kiểm tra và thay thế.

Một số bài viết liên quan:

08 Lý Do Khiến Xe Ô Tô Không Đề Được

Những Lỗi Động Cơ Trên Xe Ô Tô Thường Gặp Phải

Tham khảo thông tin các dịch vụ chăm sóc xe của Procare, liên hệ hotline: 0938 00 29 29  để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi ProCare thông qua:
Share on facebook
Facebook
Feed back khách hàng
đội ngũ
Theo dõi ProCare qua:
Nhận thông báo hàng tuần
Đăng ký theo dõi ProCare để cập nhật những tin tức mới nhất và những kinh nghiệm hữu ích.

Subscribe to get 15% discount